Bài viết sau đây mang đến cho bạn những kiến thức để bạn có thể tham khảo và từ đó chọn được giống chó phù hợp nhất để chăn nuôi và nhân giống.
Cách chọn giống chó phù hợp để chăn nuôi
Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp chăn nuôi này hay phương pháp chăn nuôi khác, vẫn chưa thể dẫn đến kết quả mong muốn trong ngành chăn nuôi, bởi vì không phải mọi con chó đều thích hợp cho mục đích chọn giống.
Từ rất nhiều con chó của một giống xác định, cần phải chọn ra những con chó giống tốt nhất để làm giống, đó là những con chó đáp ứng được những yêu cầu xác định.
Đồng thời, phải loại bỏ những con chó không thích hợp, sau khi đã loại chúng ra khỏi việc sử dụng để làm giống. Phương sách này được gọi là chọn lọc nhân tạo.
Tiêu chí lựa chọn giống cho phù hợp để chăn nuôi
Để chọn được giống chó cần phải đánh giá toàn diện, nghĩa là đánh giá nó về mặt ngoại hình và thể trạng của chó, đánh giá các phẩm chất nghiệp vụ của nó, đánh giá nguồn gốc của nó theo phiếu ghi phổ hệ (gia phả) và đánh giá nó về mặt phẩm chất của thế hệ con cháu.
Việc đánh giá toàn diện từng con chó riêng biệt, chính là đã bắt đầu công việc chọn giống và đặt cơ sở cho việc loại bỏ những con chó không thích hợp cho việc chăn nuôi.
Trong việc này, cần phải tính đến những phẩm chất cá thể của chó phát triển trên cơ sở di truyền trong những điều kiện cụ thể của môi trường xung quanh, phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, việc chăm sóc, việc cho ăn và việc tập luyện.
Đánh giá về ngoại hình
Khi đánh giá về ngoại hình, cũng như khi đánh giá những phẩm chất nghiệp vụ của chó, cần phải biết rằng: không phải tất cả mọi đặc điểm của chó đều là di truyền, cần phải biết phân biệt các phẩm chất di truyền với các phẩm chất không phải di truyền.
Ví dụ, tầm vóc nhỏ bé (kém phát triển) có thể là do di truyền, nhưng cũng có thể là kết quả của những điều kiện chăn nuôi kém.
Chó cũng có thể hèn nhát, đó là do kết quả của môi trường tiếp xúc xấu đối với chúng (đánh chúng nhiều), cũng như có thể là do đặc điểm bẩm sinh của hệ thần kinh (dạng yếu của hoạt động thần kinh cao cấp).
Nếu nuôi dưỡng và giáo dục chó đúng đắn, thì tất cả các đặc điểm di truyền của chúng sẽ được bộc lộ và thể hiện. Do đó, căn cứ vào ngoại hình và những phẩm chất thuộc về nghiệp vụ, có thể đánh giá được mọi cách khá cơ bản các phẩm chất được di truyền.
Ngược lại, nếu nuôi dưỡng và giáo dục chó trong những điều kiện kém, thì cũng căn cứ vào ngoại hình và những phẩm chất thuộc về công việc, ta không thể đánh giá được các phẩm chất được di truyền một cách hoàn hảo, bởi vì những phẩm chất đó không thể hiện trong những điều kiện xấu.
Về mặt ngoại hình và thể trạng, cần phải chọn những con chó đáp ứng được những yêu cầu chuẩn mực về giống, những yêu cầu chuẩn mực về sự phân bố cơ thể cân đối, vững chắc và những yêu cầu chuẩn mực về sức chịu đựng dẻo dai, không có các tật xấu, nhưng phải có thể trạng khô và rất khô.
Đối với những con chó chọn làm giống thì phải đạt điểm đánh giá như sau: về mặt ngoại hình, con chó đực không được thấp hơn mức “rất tốt”, con chó cái không được thấp hơn mức “tốt”.
Cùng với điều đó, những con chó được chọn để chăn nuôi cần phải có những phẩm chất nghiệp vụ xuất sắc như: phải có sức chịu đựng dẻo dai, có các quá trình thần kinh mạnh mẽ và bình tĩnh, thể hiện phản ứng hành vi phòng thủ tích cực trội hẳn lên giữa các con chó khác để tranh cướp thức ăn và định hướng, các cơ quan cảm giác phát triển tốt và rất nhạy cảm.
Đánh giá về phẩm chất nghiệp vụ
Việc đánh giá chó về mặt phẩm chất nghiệp vụ được thực hiện bằng con đường tiến hành các cuộc thi đấu. Cần tiến hành chọn lọc cho việc chăn nuôi một cách hệ thống từ thế hệ này đến thế hệ khác với sự cân nhắc những đặc tính tích cực xác định của các quá trình thần kinh cao cáp phẩm chất nghiệp vụ của chó.
Điều chủ yếu trong khi đánh giá chó là sự đánh giá về phổ hệ và về phẩm chất của thế hệ con cháu.
Trên phiếu ghi phổ hệ của chó cần xác định nguồn gốc của chó (dòng dõi), giống tốt, đặc điểm đầy đủ của các phẩm chất di truyền của chó.
Đặc biệt là trong phiếu ghi phổ hệ có ghi tên riêng của những con chó nổi tiếng đã nhận được điểm đánh giá mức xuất sắc ở trong các triển lãm và trong các cuộc thi đấu, những con chó tỏ ra là những con giống tốt, có tên trong danh sách các con chó vô địch và các con chó chiến thắng…thì rất tốt.
Sự có mặt của phổ hệ cho ta khả năng không cho phép các lần giao phối cùng huyết thống. Ngoài ra, để đánh giá đúng đắn những con chó cái và chó đực đã được chọn lọc, thì cần phải biết phẩm chất của thế hệ con cháu của chúng.
Nhiệm vụ chủ yếu của việc đánh giá các con chó giống căn cứ vào phẩm chất của thế hệ con cháu thể hiện ở chỗ: để tìm được sự phối hợp tốt cho một con chó giống là chó đực đã được duyệt, thì cần phải sắp xếp một tổ hợp các phẩm chất của nó với các phẩm chất của các con chó cái đã định và rút ra kết luận.
Con chó đực và con chó cái đã được chọn phải ở chừng mực nào thì sẽ sinh ra một thế hệ con cháu có những phẩm chất tốt, đồng thời chúng có thể truyền cho thế hệ con cháu những đặc điểm di truyền của mình.
Lựa chọn giống chó phù hợp để chăn nuôi
Trong việc tuyển lựa người ta chi ra thành: tuyển lựa cùng huyết thống, tuyển lựa khác huyết thống và tuyển lựa ngang bằng. Trong việc tuyển lựa cùng huyết thống, mục đích đặt ra là phải củng cố những đặc điểm thuộc về bản tính.
Để đạt được mục đích này cần chọn những con chó đực và những con chó cái giống nhau về các đặc điểm điển hình của chúng cho giao phối với nhau.
Trong việc tuyển lựa khác huyết thống, mục đích đặt ra là phải thay đổi đặc điểm này hay đặc điểm khác của chó.
Vì vậy, phải chọn những cặp chó có những đặc điểm khác nhau. Trong việc tuyển lựa ngang bằng, mục đích đặt ra là phải dựa những đặc điểm chưa chuẩn mực thành chuẩn mực.
Ví dụ, nếu ở con chó cái có tư thế tứ chi bị hẹp thì chọn con chó đực có tư thế tứ chi chuẩn mực cho giao phối với con chó cái này. Khi tuyển lựa chó cần căn cứ vào nguyên tắc của kỹ thuật chăn nuôi là “tốt cộng tốt cho ra tốt”.
Từ luận điểm nêu trên cần phải thấy rằng: điều quan trọng không phải chỉ là chọn lọc chó đực và chó cái có những phẩm chất xuất sắc, mà còn phải tiến hành tuyển lựa, nghĩa là phải chọn những cặp chó giao phối sao cho đạt được mục đích là phải thu được thế hệ con cháu có những phẩm chất tốt nhất.
Do vậy, việc tuyển lựa phải hướng đến mục đích và phải được tiến hành trên cơ sở của sự đánh giá toàn diện về con chó đực và con chó cái về mặt ngoại hình và thể trạng, về những phẩm chất nghiệp vụ, về nguồn gốc và về các phẩm chất của thế hệ con cháu.
Chọn cá thể chó nào để làm giống
Đối với việc sử dụng để làm giống, chỉ nên chọn những con chó chịu được tập luyện và có những phẩm chất nghiệp vụ xuất sắc, tổ tiên của chúng ở các thế hệ cũng đã chịu được sự tập luyện nhất định và cũng có những phẩm chất tốt trong khi sử dụng làm nghiệp vụ.
Cần phải thường xuyên quan sát, so sánh để thấy rằng: về mặt hình dáng bên ngoài và một vài đặc tính bên trong, con chó con không những thừa hưởng của bố mẹ nó mà còn thừa hưởng đặc điểm này từ các thế hệ tổ tiên xa xưa của nó.
Phẩm chất của những con chó đực cần được xem xét một cách nghiêm khắc, bởi vì từ chúng có thể sinh ra rất nhiều thế hệ con cháu trong một thời gian ngắn.
Không cho phép những lần giao phối ngẫu nhiên bởi những lần giao phối ấy sẽ đưa lại thiệt hại lớn cho ngành nuôi chó nghiệp vụ.
Cùng với những phẩm chất này, cần phải xem xét tuổi của chó. Sự giao phối giữa các con chó giống đã phát triển đầy đủ về mặt thể lực là sự giao phối đạt được mục đích thích hợp nhất.
Sự giao phối xảy ra ở các cặp chó trẻ vừa được chọn để sử dụng làm giống là ít mong muốn nhất. Không nên để những con chó đã già giao phối với nhau, bởi vì thế hệ con cháu của chúng sẽ rất yếu.
Đúng như quy tắc không nên cho những con vật cùng huyết thống giao phối với nhau. Việc tuyển lựa được kết thúc bằng việc sắp đặt kế hoạch giao phối từng năm. Để công việc chọn giống có kết quả thì không thể thiếu sự tính toán đặc biệt.
Cần đưa ra sự tính toán chung về chó giống và về việc thu nhận thế hệ đàn con của chúng, cần lập hội đồng đánh giá toàn diện về chó con và chó đã trưởng thành với những thủ tục hồ sơ cần thiết.
Mục đích của quá trình đánh giá chó trong việc chọn giống chó nuôi và nhân giống
Việc đánh giá chó một cách tổng hợp về ngoại hình, về thể trạng, về các phẩm chất nghiệp vụ, về nguồn gốc và về phẩm chất của thế hệ con cháu gọi là sự đánh giá tổng quan.
Việc đánh giá này nhằm đạt được mục đích xác định có giá trị về chó đối với việc nuôi chó.
Sự đánh giá tổng quan được đảm bảo qua các thử thách và qua các cuộc thi đấu đối với chó, được đảm bảo bởi sự đánh giá về ngoại hình và thể trạng (những con chó nghiệp vụ có thể được đem đi triển lãm).
Bởi việc nghiên cứu các tài liệu về tác dụng của việc chọn giống chó, bởi sự đánh giá về phẩm chất của thế hệ con cháu của chúng và bởi sự đánh giá về nguồn gốc của chó theo các phiếu phổ hệ của chúng.
Những con chó đem ra để đánh giá tổng quan, toàn diện là những con chó được đánh giá về mặt ngoại hình như sau: Chó đực không được thấp hơn mức “rất tốt”, chó cái không được thấp hơn mức “tốt”.
0 Comments