cách dạy chó luôn trung thành và nghe lời mình


Cách dạy chó luôn trung thành và nghe lời mình. Nếu đang muốn dạy chú chó của mình trở nên trung thành và nghe lời thì bạn có thể tham khảo qua bài viết sau đây. Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp và kĩ thuật hiệu quả cùng với đó là những sai lầm cần tránh trong quá trình dạy chó trung thành và nghe lời.

Phương pháp và kĩ thuật dạy chó luôn trung thành và nghe lời

Có thể tập thói quen này bằng hai phương pháp kích thích vị giác và phương pháp tương phản.

Trước hết, phải luyện cho chó phản xạ có điều kiện, nghĩa là, từ trạng thái tự do, khi có lệnh “lại đây” chó đến tiếp cận với huấn luyện viên.

can co phuong phap va ki thuat de day cho luon trung thanh va nghe loi
Cần có phương pháp và kĩ thuật để dạy chó luôn trung thành và nghe lời

Khi cho chó đi dạo chơi bằng dây dắt dài, huấn luyện viên gọi tiên riêng của chó và lên giọng ra lệnh “lại đây”, tay chỉ vào miếng thịt.

Chỉ khi nào chó đến sát gần người huấn luyện viên, thì khi đó mới cho mồi và kèm theo lời khích lệ “tốt lắm”.

Nếu thất chó tiếp xúc chậm chạp và uể oải, người huấn luyện viên nên đi khỏi đó một quãng, nhắc lại mệnh lệnh “lại đây” và cho mồi, nếu cần có thể kéo nhẹ dây dắt.

Để dạy cho chó chú ý đến người huấn luyện viên, nên giấu một vật gì bằng những cách khác nhau (giấu vào bụi cây, dưới hố…), khi chó đi khỏi đánh lạc hướng để chó không để ý đến.

Phản xạ có điều kiện lúc đầu được coi là đã tiếp thu được, nếu khi có lệnh “lại đây” chó nhanh chóng chạy đến với người huấn luyện viên từ bất cứ vị trí nào trên khoảng cách dây dắt dài.

Nhiệm vụ tiếp theo được coi là kết thúc phần huấn luyện phản xạ có điều kiện tốt với cử chỉ và cùng có phản xạ đối với mệnh lệnh và cử chỉ cho đến khi quen với những phức tạp khác.

phuong phap day cho luon trung thanh va nghe loi hieu qua
Phương pháp dạy chó luôn trung thành và nghe lời hiệu quả

Như thế là bài tập về phản xạ có điều kiện đối với cử chỉ và được giải quyết xong. Chó ở trạng thái tự do bằng dây dắt dài.

Người huấn luyện viên gọi bằng tên riêng, bắt cho chú ý đến mình.

Sau đó biểu hiện cử chỉ bằng tay phải, ra lệnh “lại đây” và nếu cần thiết thì cho tăng cường bằng kích thích có điều kiện (cho mồi hoặc kéo căng dây dắt). Chỉ khi nào chó chạy đến mới cho mồi.

Phản xạ có điều kiện đối với cử chỉ được nhạy cảm tốt hơn, khi gọi chó đang ở tư thế nằm hoặc tư thế ngồi, khi đó là lúc chó theo dõi những tín hiệu của người huấn luyện một cách chăm chỉ hơn và tiếp thu những tín hiệu đó tốt hơn.

Để luyện động tác này, cho chó ngồi hoặc nằm rồi người huấn luyện viên đứng cách xa chó khoảng 5-6 bước, làm điệu bộ và sau đó ra lệnh “lại đây”.

tap cho cho nhung thoi quen can thiet
Tập cho chó những thói quen cần thiết

Chỉ khi nào chó chạy lại thì người huấn luyện viên mới cho mồi. Các động tác của chó đến tiếp cận với người huấn luyện viên trở lên phức tạp hơn cùng với việc rèn luyện phản xạ có điều kiện với cử chỉ của người huấn luyện viên.

Động tác chó đến tiếp cận với người được kết thúc khi chó đến ngồi trước mặt người huấn luyện viên.

Cần phải tập cho chó có thói quen như thế khi mang đồ đạc, lựa chọn đồ đạc, lựa chọn người với đồ đạc, khám xét hiện trường…

Vì vậy, cần phải cố gắng để trong tất cả mọi trường hợp chó đến tiếp cận với người huấn luyện viên, nó ự ngồi xuống trước mặt người huấn luyện viên.

Nếu cần, người huấn luyện viên ra lệnh “đi bên cạnh”, và có thể dắt chó đến đứng gần chân trái hoặc cho chó ở trạng thái tự do.

Để chó ngồi trước mặt người huấn luỵên viên, khi chó tiến đến gần chỉ còn cách 35 bước, người huấn luyện viên khuỵu chân phải xuống, ra hiệu cho ngồi xuống và phát lệnh “ngồi xuống”.

Sau khi đó ở trong khoảng cách người huấn luyện viên một bước chân. Sau đó thưởng mồi cho chó.

mot chu cho rat trung thanh va nghe loi
Một chú chó rất trung thành và nghe lời

Giai đoạn về sau này năng để cho chó tự ngồi xuống trước mặt huấn luyện viên. Sau khi chó ngồi xuống trước mặt huấn luyên viên, từ đó cho chó chuyển sang ngồi bên cạnh.

Muốn thế, người huấn luyện viên cầm dây dắ ở tay trái, cách vòng cổ một đoạn 15 – 20cm, và nghiêng về phía trước, chìa tay trái ra, dùng dây dắt bắt chó đặt chân trái đúng vào vị trí, nghĩa là vị trí mà chó sẽ đứng theo mệnh lệnh “bên cạnh”.

Mệnh lệnh quen thuộc đối với chó “bên cạnh” được phát ra lúc chó định hướng. Sau khi chó đã đứng vào đúng vị trí, nó được vuốt ve và cho mồi.

Sau này cố gắng để cho chó tự động đứng bên cạnh chân phải người huấn luyện viên. Muốn thế, phải dùng mệnh lệnh “bên cạnh” và dùng những kích thích có điều kiện thích hợp.

Bài tập sẽ phức tạp thêm hơn bằng cách tăng khoảng cách gọi chó lên lớn hơn chiều dài của dây dắt. Gọi chó phải được tách biệt với cử chỉ và với mệnh lệnh.

Bài tập được thực hiện trong những điều kiện thời tiết khác nhau và thời gian trong ngày khác nhau.

Tuỳ theo mức độ tiếp xúc tốt với huấn luyện viên mà tăng dần khoảng cách giữa người và chó tăng dần ảnh hưởng của những kích thích đánh lạc hướng (làm lãng quên).

Cần chú ý là, mệnh lệnh “lại đây” và cử chỉ trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được gây kèm theo cho chó cảm giác đau đớn hoặc cảm giác khó chịu.

Cho mồi, vuốt ve và chơi với chó là những phương pháo tốt nhất bảo đảm chó tiếp xúc tốt với người.

Nếu khi sử dụng những kích thích đánh lạc hướng bất kỳ, vào thời gian bất kỳ, từ một khoảng cách bất kỳ mà chó vẫn chạy nhanh đến và ngồi xuống trước mặt người huấn luyện viên thì lúc đó thói quen tiếp cận với người của chó được coi như thuần thục.

Những sai lầm cần tránh trong quá trình dạy chó luôn trung thành và nghe lời

nhung sai lam nao nen tranh khi day cho luon trung thanh va nghe loi
Những sai lầm nào nên tránh khi dạy cho luôn trung thành và nghe lời

-Rất thường hay gọi tên riêng của chó trước khi ra lệnh cho chó “lại đây”, do đó gây cho chó mối quan hệ tuỳ tiện là: sau khi vừa gọi tên, chưa ra lệnh thì chó đã chạy về phía người huấn luyện hoặc tiếp cận với người đó chỉ sau khi có gọi tên và ra lệnh.

-Thường xuyên sử dụng đồng thời cử chỉ và mệnh lệnh gây cho chó có phản xạ có điều kiện với toàn bộ kích thích (ra lệnh và cử chỉ). Trong trường hợp này, chó sẽ không chạy đến với người, nếu mệnh lệnh và cử chỉ không tách biệt nhau.

-Sử dụng những kích thích đau đớn (giật mạnh dây dắt), phạt chó sau khi nó đã đến với mình, do đó chó bắt đầu sợ người huấn luyện viên và đôi khi từ chối không đến nữa.

-Thường hay gọi chó đến với mình khi chó đang ở tư thế ngồi hoặc nằm, do đó làm yếu hành động của chó, chó thường vùng dậy và chạy đến mà người huấn luyện viên chưa ra lệnh


Tôi là một người rất yêu thích chó, mèo và các loài động vật dễ thương khác. Hi vọng bài viết của tôi được mọi người yêu thích!

0 Comments

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *