Sở hữu ngoại hình dũng mãnh nhưng không kém phần đáng yêu, chó Alaska luôn nằm trong top các giống chó được yêu thích nhất. Vậy giống chó này có gì đặc biệt? Hãy cùng hoaipet.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguồn gốc và lịch sử của giống chó Alaska
Nguồn gốc của chó Alaska vẫn đang là đề tài bàn tán sôi nổi và nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Tổ tiên của giống chó này trước đây từng là chó tuyết hoang dã là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, hiện nay có hai luồng ý kiến trái chiều về việc con người thuần hóa giống chó này như thế nào để trở thành chú chó Alaska kéo xe như ngày nay.
Một số tài liệu nhận định rằng, chó Alaska Malamute được thuần hóa bởi bộ tộc Malamute. Nhưng một số tài liệu khác cho rằng, chúng được thuần hóa bởi nhữngngười du mục Eskimo.
Họ đã phát hiện ra sự bền bỉ của giống chó sói tuyết hoang dã và lai giống với một số giống chó nhà khác, tạo ra thế hệ chó Alaska to khỏe, kéo xe trên tuyệt cực kỳ tốt.
Giống chó Alaska được người dân vùng Alaska nuôi dưỡng và huấn luyện trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt tại vùng cực Bắc để phục vụ cho mục đích kéo xe. Sau này, vùng đất này trở thành một tiểu bang của Mỹ. Đến năm 1935, chó Alaska được AKC (Hiệp hội chó Hoa Kỳ) công nhận là một giống chó trên thế giới.
Giai đoạn chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ là thời kỳ đen tối của giống Alaska bởi tất cả các chú chó khỏe mạnh nhất đều được mang đi tham chiến cùng quân đội Mỹ. Do vậy, sau khi thế chiến kết thúc, số lượng của chúng sụt giảm nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Thật may mắn thay, người Mỹ đã nhận ra điều đó và nhân giống những chú chó Alaska để bảo tồn giống cảnh khuyển đắt giá này. Sau bao thăng trầm của thế kỷ, cho đến nay, chó Alaska đã được nuôi phổ biến trên toàn cầu và trở thành thú cưng được rất nhiều người yêu thích.
Đặc điểm ngoài hình của chó Alaska
Kích thước và cân nặng
Cảnh khuyển Alaska sở hữu thân hình to lớn, săn chắc, cân đối, rất phù hợp với công việc kéo xe trên tuyết. Chúng có ngoại hình khá giống với chó sói tuyết Bắc Cực và được chia thành ba loại dựa theo kích thước:
- Alaska Standard (tiêu chuẩn)
- Alaska Large Standard (tiêu chuẩn lớn)
- Alaska Giant (khổng lồ)
Những chú chó Alaska trưởng thành có cân nặng từ 45 – 50kg với chiều cao từ 65 – 70cm. Tuy nhiên, những chú chó Alaska Giant có thể nặng tới 80kg và đạt ngưỡng 1m. Nhiều người cho rằng Alaska có ngoài hình giống với Husky, những chúng vẫn sở hữu những đặc điểm vô cùng riêng biệt.
Hình dáng bên ngoài
Bộ lông
Cảnh khuyển Alaska sở hữu bộ lông khá đa dạng về màu sắc như: vàng đồng, trắng đen, xám trắng, nâu đỏ,… hay những màu cực hiếm như hồng phấn, trắng tuyết. Nhưng chúng đều có một điểm chung chính là 4 chân và phần mõm đều có màu trắng. Đây là đặc điểm thuần chủng của giống chó này mà người mua cần đặc biệt lưu ý.
Giống chó này cũng sở hữu bộ lông dày, dài để giữ ấm cho cơ thể với thời tiết băng tuyết ở Bắc Cực. Lớp lông ngoài dài, xù bông, không thấm nước và lớp lông bên trong ngắn, dày mượt và phân bố đều khắp cở thể để giữ nhiệt.
Phần đầu
Những chú chó này sở hữu khuôn mặt rất dễ thương, ngộ nghĩnh với phần má bành to và bị gãy ở phần mũi. Mắt có hình quả hạnh nhân, cảm giác hơi xếch và chếch chéo lên phần hộp sọ. Cảnh khuyển Alaska thuần chủng chỉ có hai màu mắt là nâu hạt dẻ hoặc nâu đen. Những màu mắt khác sẽ bị coi là lai tạp và không thuần chủng.
Ngoài ra, những chú cún này còn sở hữu đôi tai to cân đối với tỉ lệ khuôn mặt, vành tai có lông tơ. Mõm của Alaska thường không có quá dài. Lông phần mõm của những chú cảnh khuyển thuần chủng đều có màu trắng. Mũi của chó Alaska khá to và hơi ửng hồng ở giữa.
Đuôi
Một trong những điểm dễ dàng phân biệt giữa chó Alaska và Husky chính là chiếc đuôi. Cảnh khuyển Alaska sở hữu chiếc đuôi dài, lông dày và bông xù. Đuôi của chúng luôn cong ngược lên phía lưng. Do vậy, nếu không phải giống thuần chủng, đuôi của chúng sẽ cụp xuống.
Phân loại giống chó Alaska
Như đã nói, chó Alaska được phân thành ba loại bao gồm: Alaska Standard (Tiêu chuẩn), Alaska Large Standard (Tiêu chuẩn lớn) và Alaska Giant (Khổng lồ). Trong đó:
Alaska Standard: Là loại sở hữu thân hình thon gọn với cân nặng khi trưởng thành chỉ rơi vào khoảng 35 – 45kg. Dòng Alaska tiêu chuẩn đang được nuôi phổ biến tại Việt Nam bởi giá thành vừa tầm và dễ chăm sóc.
Alaska Large Standard: Đây là dòng có kích thước thân hình nhỉnh hơn Standard một chút. Những bé cảnh khuyển Alaska tiêu chuẩn nào mà gen bố mẹ tốt, được cung cấp chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường sống tốt, dẫn đến sự phát triển hình thể to lớn thì được xếp vào loại này.
Alaska Giant: Dòng này có chiều cao và cân nặng vượt trội hơn so với 2 loại trên. Chú chó Alaska Giant nặng nhất được ghi nhận cho đến ngày nay có cân nặng lên đến 80kg và chiều cao tới 1m. Dòng chó này ở Việt Nam khá hiếm, hầu như chúng chỉ xuất hiện ở các nước châu Âu hoặc Mỹ.
Tập tính của chó Alaska
Tuy là hậu duệ của giống chó tuyết hoang dã, nhưng Alaska ngày nay đã trải qua quá trình thuần hóa và lai giống nhiều năm. Do vậy, chúng đã mất đi bản tính hung hang mà thay vào đó là nét đáng yêu, thân thiện và nghe lời.
Cảnh khuyển Alaska là giống vật nuôi vô cùng trung thành. Chúng luôn tuân thủ mọi mệnh lệnh của chủ nhân
. Dù không hung hang, nhưng nếu chủ nhân bị đe dọa, chúng sẵn sằng hi sinh cả tính mạng để bảo vệ chủ của mình.
Thêm vào đó, vì có nguồn gốc của giống chó sói nên Alaska có bản năng cảnh giác rất cao. Nếu chúng nhận ra nguy hiểm xung quanh bạn, chúng sẽ kéo áo, sủa to, gầm gừ,… để ra hiệu cho chủ nhân.
Hướng dẫn cách nuôi chó Alaska
Điều kiện sống
Khi nuôi chó Alaska, bạn nên chó chúng sống ở nơi rộng rãi, thoáng mát để chúng được chạy nhảy nô đùa. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu khá nóng ở Việt Nam, bạn nên tìm cách hạ nhiệt và cắt bớt lông cho chúng để tránh bị sốc nhiệt.
Chế độ ăn và dinh dưỡng
Chó Alaska rất dễ ăn, nhưng bạn cần bổ sung những thức ăn giàu protein có trong thịt bò, thịt lợn, trứng lộn,… Thêm vào đó, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cũng là điều vô cùng cần thiết cho những em chó này.
Số lần ăn của chó Alaska phụ thuộc vào độ tuổi, nhưng thường sẽ là 3 – 4 bữa/ngày. Khi cho ăn, đừng cho chúng ăn quá no, thức ăn cần đảm bảo vệ sinh để tránh trường hợp chúng gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, cần thay nước uống cho chúng khoảng 3 lần. ngày, tránh để nước bị bẩn.
Vệ sinh cho chó
Sau mỗi lần dắt chó Alaska đi chơi hoặc đi dạo, bạn nên tắm rửa sạch sẽ lại cho chúng. Hãy chú ý đến việc vệ sinh những ngóc ngách trên cơ thể của chó Alaska như kẽ chân, lỗ tai, lỗ mũi, lưỡi,… để hạn chế các vi khuẩn khiến chúng bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, việc chải lông mỗi ngày cho các bé này là cực kỳ cần thiết để loại bỏ lông chết. Ngoài ra, nếu là mùa hè, hãy thường xuyên cắt tỉa lông cho chó.
Chăm sóc chó Alaska trong thời kỳ mang thai
Khi chó mẹ có thai, bạn cần cung cấp đầy đủ chất cho chó mẹ và sự phát triển của chó con. Bạn phải cho chó Alaska mẹ ăn nhiều đạm, rau xanh và các thực phẩm bổ sung máu, sắt và canxi.
Khi chó mẹ mang thai đến tuần thứ năm, bạn nên cho chúng ăn thuốc bổ có Canxium và Photphorua. Hoặc nếu có điều kiện kinh tế tốt hơn hoặc thai quá yếu, bạn có thể cho chúng uống thuốc dưỡng thai chuyên dụng.
Khi chó Alaska sắp sinh, bạn nên đem chúng đến bệnh viện để chuẩn đoán ngày dự sinh để được tư vấn sinh thường hay sinh mổ. Nếu chó mẹ phải đẻ mổ, tuyệt đối không cho chúng ăn bất cứ thứ gì trước ba tiếng đồng hồ.
Các bệnh thường gặp ở chó Alaska
Mặc dù là giống chó to khỏe cùng thân hình săn chắc, nhưng chó Alaska cũng mắc phải một số bệnh như sau:
Bệnh ký sinh trùng: Vì có bộ lông quá dày, nên chó Alaska thường mắc các bệnh liên quan đến ký sinh trung như bọ chét, rận,… Do vây, khi nuôi giống chó này, bạn cần cắt tỉa và vệ sinh lông cho chúng thường xuyên.
Bệnh viêm ruột: Đây là bệnh lý khá phổ biến với các bé Alaska con. Khi mắc bệnh này, chúng thường có triệu chứng nôn mửa, chướng và sôi bụng. Lúc này, bạn cần lập tức đưa chúng đến gặp bác sỹ để được chữa trị kịp thời.
Bệnh giun ký sinh trùng trên mắt: Hai nguyên nhân gây ra bệnh này chính là Giun Thelazia californiensis và T.Callipaeda. Khi chó của bạn bị chảy nước mắt liên tục hoặc sợ ánh sáng, hãy đưa chúng đến cơ sở thú ý để khám. Bởi nếu nghiêm trọng, rất có thể chúng sẽ bị mù.
Bệnh sốc nhiệt: Bạn cần đặt biệt lưu ý rằng, có Alaska nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam rất dễ bị sốc nhiệt với các triệu chứng như nôn mửa, ngất, nằm bẹp một chỗ, nếu nặng chó thể bị liệt. Vì thế, hãy đảm bảo nhiệt độ xung quanh chúng không quá 30 độ C.
Cách huấn luyện chó Alaska cơ bản
Khi huấn luyện giống chó này, bạn cần có một kế hoạch khoa học, chi tiết. Trước hết, bạn nên hiểu rõ tính cách chú chó của mình, xác định được mục đích huấn luyện để từ đó đảm bảo việc huấn luyện đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số bài tập vận động hằng ngày cho chó Alaska có thể là chạy theo xe đạp, chạy đường dài, kéo tạ, kéo lốp xe,… Trong quá trình huấn luyện, cần phải thật nghiêm túc, có hình thức thưởng phạt phân mình.
Thời gian huấn luyện tối đa thường sẽ là 1 tiếng mỗi ngày vào buổi sáng. Độ khó của các bài tập có thể tăng dần theo thời gian nhằm giúp chú chó của bạn có cơ thể săn chắc và khỏe mạnh.
Giá chó Alaska tại Việt Nam là bao nhiêu?
Giá của chó Alaska phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguồn gốc xuất xứ, độ thuần chủng, màu sắc,… Tham khảo bảng giá chó Alaska mới nhất đã được Hoatpet.com tổng hơp ngay dưới đây:
– Từ 8 đến 12 triệu: Alaska Standard màu thông thường
– Từ 14 đến 16 triệu: Alaska Standard màu hồng phấn
– Từ 15 đến 17 triệu: Alaska Giant màu đen và trắng xám
– Từ 18 đến 22 triệu: Alaska Giant màu nâu đỏ và hồng phấn
Tiêu chuẩn để chọn mua chó Alaska thuần chủng
Để sở hữu được một chú chó Alaska thuần chủng, bạn cần chú ý đến năm đặc điểm liên quan đến ngoại hình ở dưới đây:
Thứ nhất, mắt của chó Alaska thuần chủng có màu nâu đen hoặc màu đen.
Thứ hai, mõm chó và tứ chi có màu trắng.
Thứ ba, phần giao điểm giữa mòm và trán hơi gãy nhẹ.
Thứ tư, tai của chó Alaska có kích thước vừa, hình dạng tam giác cân, nhưng nhỏ hơn so với đầu, ở chỏm vành tai tròn đều, thường hướng thẳng về phía trước mặt.
Thứ năm, đuôi của chó Alaska thuần chủng luôn cuộn tròn trên lưng, lông rất rậm và dày.
Trên đây hoaipet.com đã giới thiệu tới các bạn toàn bộ thông tin về cảnh khuyển Alaska. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về giống chó này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được tư vấn và giải đáp nhé.
0 Comments