Chó Mông Cộc được xem là một trong tứ đại Quốc khuyển của Việt Nam. Với đặc tính là loài chó đi săn nhưng lại rất thông minh và trung thành, chúng thường được nuôi để làm thú cưng và trông giữ nhà cửa.
Vậy giống chó này có tính cách như thế nào? Nuôi chó Mông Cộc cần chú ý điều gì. Hãy cùng hoaipet.com tìm hiểu nhé!
Nguồn gốc của giống chó Mông Cộc
Chó Mông Cộc hay còn được gọi là chó H’Mông Cộc, chúng là giống chó cổ xuất hiện từ rất lâu rồi, được lai tạo giữa chó sói và chó bản địa.
Riêng với người đồng bào dân tộc Mông, chúng được xem là “thần giữ của” của mỗi gia đình, giúp chủ trông nhà và của cải.
Đặc điểm ngoại hình của chó Mông Cộc
Kích thước và cân nặng
Chó Mông Cộc sở hữu hình dáng rất giống với loài sói, với khí chất vô cùng dũng mãnh và cơ bắp. Một con chó Mông Cộc trưởng thành có thể đạt cân nặng từ 15 đến 25kg cùng chiều dài cơ thể khoảng 45 đến 55cm.
Hình dáng bên ngoài
Những chú chó này sở hữu thân hình rất săn chắc, với phần ngực tương đối rộng. Chó Mông Cộc có tồn tại một chiếc xương sườn giả khá phát triển ở phần ngực. Khi nhìn ngang, bạn có thể dễ dàng nhận thấy điểm nhô cao hơn so với bề mặt lưng của bả vai.
Thêm vào đó, bụng và eo của chúng đều rất gọn gàng, thon thả với phần hông rộng. Cơ thể rất ít mỡ thừa. Có lẽ vì vậy nên chúng di chuyển rất nhanh nhẹn, khéo léo dù là khi băng rừng, leo núi.
Chó Mông Cộc sở hữu hộp sọ lớn với phần trán khá phẳng phiu và gần như không có bất cứ nếp gấp nào. Một chi tiết rất thú vị lên quan đến các em chó này là “bạn” nào có mõm càng ngắn thì độ thuần chủng càng cao. Đặc biệt, hàm răng của những em chó này rất sắc nhọn. Do vậy, hãy chú ý đến việc rọ mõm cho chúng.
Một trong những điểm khác biệt của chó Mông Cộc so với những giống chó khác chính là chiếc đuôi siêu ngắn của chúng, thường chỉ dài khoảng 3 đến 5 cm. Chiếc đuôi ngắn ngộ nghĩnh của chúng có lẽ cũng là lý do tại sao những em cún này có tên là “Mông Cộc”.
Ngoài ra, chó Mông Cộc cũng có một bộ lông khá dày, thô cứng bên ngoài, mềm mịn bên trong. Điều này không chỉ giúp giữ nhiệt mà còn giảm va đập khi các em chó này hoạt động.
Chó Mông Cộc gồm có mấy loại?
Hiện nay, chó Mông Cộc được phân loại dựa trên hai yếu tố đó chính là màu sắc của bộ lông và độ dài của chiếc đuôi. Cụ thể như sau:
Phân loại chó H’Mông cộc theo độ dài đuôi
Đối với độ dài đuôi, chó Mông Cộc được phân thành 3 loại là:
– Chó Mông Cộc đuôi tịt: Đây là giống chó gần như không có đuôi. Tại vị trí đuôi của chúng chỉ thấy một ít lông nằm lộ ra bên ngoài. Trên thị trường hiện tại, giống chó Mông Cộc đuôi tịt đang có giá bán cao nhất trong số các dòng Mông Cộc hiện nay.
– Chó Mông Cộc đuôi thỏ: Giống chó này sở hữu một chiếc đuôi tương đối ngắn và có độ dài tương tự đuôi thỏ. Chiều dài của chiếc đuôi thường chỉ từ 3 đến 5cm.
– Chó Mông Cộc đuôi lửng: Đây là giống sở hữu chiếc đuôi dài nhất so với các dòng Mông Cộc còn lại. Những chú chó này thường sở hữu bộ đuôi dài từ 8 đến 15 cm.
Phân loại chó Mông Cộc dựa theo màu lông
Với màu lông, chó Mông Cộc được chia thành ba loại như sau:
– Chó Mông Cộc màu đen với bộ lông dày có màu đen tuyền
– Chó Mông Cộc màu vằng có bộ lông giống như những chú hổ con
– Chó Mông Cộc màu hồng đỏ hoặc hung nâu, đây là giống tương đối hiếm
Tính cách của loài chó Mông Cộc
Đặc điểm nổi bật trong tính cách của chó Mông Cộc chính tính trung thành, nhiệt tình và khả năng làm việc cao.
Khi canh gác, những chú chó này thường im lặng và chỉ sủa khi xuất hiện người lạ. Nếu không có chủ nhân ở nhà mà người lạ cứ tự ý xông vào, rất dễ bị loài chó này tấn công.
Không phải tự nhiên giống chó này được đánh giá là loài vật trung thành, bởi chúng chỉ ăn duy nhất thức ăn từ chính chủ nhân của chúng mà thôi.
Sẽ thật tuyệt nếu bạn mang chúng trong các cuộc đi săn bởi giống chó Mông Cộc có khả năng ghi nhớ đường rất tốt. Và nếu có đủ thời gian huấn luyện, chúng sẽ trở thành một chú chó nghiệp vụ đắc lực.
Cách nuôi và chăm sóc chó Mông Cộc
Khẩu phần ăn
Giống như bất kỳ mọi giống chó khác, khẩu phần ăn của chó Mông Cộc trưởng thành và chó Mông Cộc con cũng có sự khác biệt. Với chó sơ sinh, bạn chỉ nên cho chúng bú sữa mẹ và không cần chó chúng ăn thêm bất cứ loại thức ăn nào khác.
Với chó Mông Cộc đã có thể nhai và hệ tiêu hóa đã bắt đầu làm quen với thức ăn bên ngoài. Bạn nên cho chúng ăn chín uống sôi.
Một trong những thực phẩm có thể bổ sung cho chúng trong giai đoạn này như thịt bò, thịt lợn, thịt gà,… Nên nhớ đừng cho chúng ăn quá nhiều trong một bữa nhé!
Ở giai đoạn tiếp theo, bạn hoàn toàn có thể cho chó Mông Cộc ăn thực phẩm sống. Bạn nên cho chúng ăn đồ ăn sống với lượng thực ăn tăng dần để theo dõi hệ tiêu hóa. Cần lưu ý rằng bạn phải tẩy giun cho chúng thường xuyên (thường là 6 tháng/lần).
Bạn cần lưu ý rằng, chó Mông Cộc vận động rất nhiều do vậy bạn cần tăng lượng thịt trong bữa ăn hằng ngày để chúng đủ năng lượng để hoạt động.
Môi trường sống
Chó Mông Cộc có nguồn gốc từ chó sói săn, do vậy chúng rất thích sống trong một không gian thông thoáng, rộng rãi. Giống chó này rất thích vận động và thường xuyên vận động. Do vậy, nếu là một ngôi nhà có sân vườn, diện tích rộng sẽ là thích hợp hơn cả.
Trong trường hợp bạn đang ở căn hộ hoặc chung cư, đừng quá lo lắng, chỉ cần trang bị cho chúng một chiếc chuồng có kích thước đủ để chó Mông Cộc nằm, ngồi thoải mái là được. Giống chó này có thể thích nghi với mọi điều kiện, hoàn cảnh sống một cách nhanh chóng.
Đặc biệt, chúng có tính cảnh giác rất cao, nên nếu dắt chúng ra ngoài, bạn nên đeo mõm chó chúng. Điều này sẽ giúp tránh được việc chúng làm tổn thương đến mọi người xung quanh hoặc các loài động vật khác.
Cách tắm cho chó
Chó Mông Cộc sở hữu một bộ lông dài và dày, tuy nhiên bạn cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian để chăm sóc lông và tắm cho chúng. Tuy nhiên, bạn cần tắm cho chúng ít nhất là 1 tuần/1 lần, mùa đông thì có thể giảm cường độ xuống.
Khi tắm cho các em chó này, bạn nên sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm chuyên dụng cho thú cưng để giúp lông của chúng thêm bóng mượt và loại bỏ các ký sinh trùng gây bệnh. Trong khi tắm, hãy mát xa nhẹ nhàng cơ thể của chúng, chú ý làm sạch ở cách vùng như tai, nách, kẽ chân, nơi tập trung nhiều vi khuẩn kí sinh trên lông.
Thêm vào đó, bạn cũng cần chú ý đến việc chải lông cho chó Mông Cộc. Hãy chải lông cho chúng ít nhất 1-2 lần/tuần để loại bỏ những phần lông thừa, đồng thời kích thích mọc lông mới.
Chó Mông Cộc sở hữu một bộ lông khá dạy và khó thoát nước. Vì vậy, sau khi tắm cho chúng xong, bạn cũng cần lau và sấy khô lông cho chúng để tránh trường hợp chó bị mắc các bệnh về viêm da, cảm lạnh hay viêm phổi.
Tiêm phòng cho chó Mông Cộc
Được đánh giá là một trong những giống chó dễ nuôi và dễ chăm sóc, tuy nhiên khi nuôi chó Mông Cộc bạn cũng chần chú ý đến việc tiêm phòng cho chúng. Hãy đưa những chú chó của mình đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm của các bé. Một trong những vấn đề thường gặp đối với sức của giống chó này như: bệnh dại, care, parvovirius,…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đưa chúng đến thú ý để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm ra các biểu hiện bất thường của cún. Khi thấy Mông Cộc có những biểu hiện bất thường như: nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra máu,… thì cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Tiêu chuẩn khi chọn mua chó Mông Cộc
Để sở hữu một chú chó Mông Cộc đẹp, thuần chủng, có sức khỏe tốt bạn cần lưu ý đến một số tiêu chuẩn như:
Cân nặng và kích thước:
Những chú chó đạt chuẩn cần có kích thước và cân nặng vừa phải, không quá nhỏ hoặc quá to, thân hình cần cân đối, gọn gàng.
Tỷ lệ cơ thể:
– Chiều dài đầu chó Mông Cộc bằng 40% hoặc lớn hơn chiều cao của thân trước
– Chiều rộng của đầu bằng 50% hoặc lớn hơn chiều dài của đầu
– Chiều dài của mõm bằng khoảng 40% chiều dài của đầu
Đuôi:
Bạn nên lựa chọn một chú chó Mông Cộc có chiếc đuôi với độ dài từ 3 – 13 cm, đuôi vểnh cao nhưng không dựng đứng lên trên. Những chú cún có đuôi càng ngắn càng đẹp.
Lông:
Chó nên có lớp lông dày, thẳng và cứng. Đặc biệt, lông phải thuần màu, không bị pha tạp hoặc bị xù. Nếu xù là những chú chó không được thuần chủng.
Phần đầu và hộp sọ:
Đầu của chó Mông Cộc bắt buộc phải rộng, to. Từ trên nhìn xuống sẽ có hình thang. Về phần hộp sọ sẽ có trán rộng và phẳng.
Mắt và tai:
Mắt của chúng thường có kích thước trung bình, có cảm giác hơi xếch và nằm khá sâu. Đa phần các chú chó này sẽ có màu mắt tương đồng với màu lông. Tai của những chú chó này thường có kích thước trung bình và có xu hướng hơi hướng nhẹ về phía trước.
Chân:
Với một chú chó Mông Cộc đạt chuẩn, 4 chân cần thẳng đứng, có khoảng cách tương đối giữa các chân. Chân có cơ bắp và không quá mập.
Chó Mông Cộc có giá bao nhiêu?
Giá của chó Mông Cộc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, kích thước, độ tuổi, chiều dài của đuôi, màu lông, độ thuần chủng,… và đặc biệt là bạn mua chúng ở địa phương nào.
Ví dụ như nếu mua ở các tỉnh miền núi phía Bắc, những chú chó này chỉ có giá giao động từ 300.000đ – 1.500.000/con. Tuy nhiên, nếu bạn mua những chú chó này ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thì sẽ ở mức 2.000.0000 đến 5.000.000đ/con.
Bài viết trên của Hoài Pet đã chia sẻ những thông tin cần thiết về chó Mông Cộc. Đừng quên thường xuyên truy cập vào hoatpet.com để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về cách lựa chọn và chăm sóc thú cưng nhé!
0 Comments